Overblog
Suivre ce blog Administration + Créer mon blog
27 juillet 2007 5 27 /07 /juillet /2007 10:45
Trong cuộc sống hiện tại , ít nhiều chúng ta đều cãm nhận được hạnh phúc mà mình đang có. Còn những ai không có mái ấm gia đình thì cũng có niềm hạnh phúc theo cách nghĩ thật đơn giản và cũng vẫn sống như mọi người .

          " Mừng như con nít được quà ", quả thật đúng vậy, nhận được một cây thước, một cái kéo, một cây bút, các em thật hồn nhiên vui cười, tưởng như nhận được một báu vật. Nụ cười của tuổi thơ, nụ cười không chút oán giận ai đó đã bỏ mình không chốn nương thân, phải sống nhờ vào lòng từ thiện của người đời.

          Một thằng bé bị đứa lớn bắt nạt, tôi hỏi thăm, nó sà vào lòng tôi mét " tụi nó chọc con đó cô " và khóc tức tưởi, tôi ôm nó vào lòng dỗ dành, nó ngước nhìn tôi cười trong nước mắt , …. " để cô la bạn đó nha !!" , … " nín đi , cô đi mua kem cho con ăn nha !" thằng bé mĩm cười gật đầu . Tuổi thơ là vậy đó .

          " Cô ơi , con thích có cây bút để tô màu …, cô ơi ! con thích …, cô ơi mua cho con nha cô … , …"

          Ngày xưa còn bé tôi vẫn thích sà vào lòng ba hoặc mẹ để mà nhõng nhẽo, vòi vĩnh và được đáp ứng, còn chúng thì có ai để mà nhõng nhẽo ?

          Bọn trẻ nghe nói tới mua kem là cứ gật đầu lia lịa, hai ba đứa cứ chạy đến nắm tay tôi " cô mua kem đi cô .."

          Một cây kem chỉ có 1000$ , món quà vặt rẻ tiền, nhưng lại là niềm vui lớn với chúng .

          Ấy vậy mà chúng ta thường đi tìm hạnh phúc lớn mà quên đi những niềm vui giản dị ở cạnh chúng ta trong đời thường . 

                ( Một chiều chủ nhật cùng với một học trò cũ lên thăm các em )

Partager cet article
Repost0
27 juillet 2007 5 27 /07 /juillet /2007 10:44
Bích Diêu và Anh Loan hỏi tôi " làm gì mà đăng một loạt bài viết về Sài gòn vậy, bộ nhớ nhà lắm rồi sao ? ". Tôi trả lời :

         Thứ nhất là tại vì từ hồi biết cách tìm ra mấy siteweb tiếng việt thì tôi hay mần mò vào đó đọc báo ; thứ hai nữa là vì lúc này tôi đang " cụt ý ", không tìm ra đề tài để viết bài nên thấy bài hay thì cứ cọp-pi ; thứ ba vì đang là mùa hè, mọi người đổ xô nhau đi nghỉ hè. Gặp nhau thì câu chuyện quanh quẩn chung quanh vấn đề đi nghỉ hè, và dân tây gặp tôi thì cứ hỏi tôi có về sài gòn nghỉ hè không ? Từ đây về việt nam mà họ làm như là tôi từ sài gòn đi Cấp hay Nha trang tắm biển hay về quê hưởng gió đồng nội không bằng, chỉ cần sáng ra mua một vé xe đò của hãng Đồng Tâm rồi lên xe ngồi tới chiều là tới. Thêm nữa chắc Anh Loan bấm độn nhầm nên nhè tôi mà nó gởi nhạc cho tôi nghe. Với cái tâm hồn ( không ) nghệ sĩ của tôi thì tôi chỉ nghe qua một lần là đủ, nhưng ông xả tôi thì ngày nào cũng mở ra nghe bài hát réo rắt bên tai " Đêm nhớ Sài gòn ". Do vì mấy lý do ấy mà khi đọc được những bài viết về Sài gòn làm cho tôi thật sự nhớ nhà.

         Tôi nhớ những chuyến về quê ngoại hoặc quê nội hồi tôi còn nhỏ. Chúng tôi thức dậy từ bốn giờ sáng, thỉnh thoảng ba tôi mượn được chiếc xe cam-nhông nhỏ của ông bác, đủ chở cả gia đình gồm gần hai chục người, người lớn và con nít. Sau khi chất hết mọi người lên xe thì thẳng đường đến tiệm bánh mì, chờ mua những ổ bánh mì đầu tiên mới ra lò buổi sáng còn nóng hỗi. Mỗi lần về quê thì má tôi mua không dưới hai chục ổ bánh mì để mang về làm quà cho bà con dưới đó, và nếu có điều kiện thì mua thêm vài hộp cá mòi thì đó là món quà thật quý giá đối với dân quê. Bọn con nít như chúng tôi thì lên xe là ngủ tiếp cho tới khoảng sáu giờ sáng, mặt trời mọc đã cao trên ngọn cây và xe đã ra khỏi thành phố khá xa thì được đánh thức dậy để ăn sáng. Dọc đường Má tôi đã mua sẳn cho chúng tôi đôi khi là vài cái bánh bao, đôi khi mấy cái bánh tiêu, có khi thì gói xôi hay mấy trái bắp luộc. Ngồi trên xe vừa ăn vừa ngắm cảnh đồng quê hai bên đường thì thật là thích thú.

         Quê ngoại tôi ở Bến tre nên phải qua một cái bắc, từ nhỏ tôi đã thích cảnh qua bắc, người đi kẻ lại tấp nập và điều hấp dẫn tôi nhất là những hàng quà bán rong ở trên bến trước khi xuống bắc. Thôi thì đủ loại quà bánh của miền quê mà trẻ con thành thị như tôi thời bấy giờ thấy thèm khát : những khúc mía cắm trên cái cây tre chẻ ra nhiều nhánh được gọi là mía gim, những múi mít vàng ánh thơm nức mũi, những bịch trà đá, nước mía, có cắm cái ống hút, những mâm bánh chuối xào dừa, những xâu bánh ú, bánh ít nhưn dừa nhưn đậu, rồi đủ loại trái cây theo từng mùa... Qua vùng nào thì có đặc sản của vùng đó : thơm Bến lức, kẹo đậu phọng Gò công, nhãn Long an, bánh tráng Trảng bàng....Những hàng quà bánh lưu động này cứ chạy dọc theo các chiếc xe đò, xe hơi mà chào hàng, khách ngồi trên xe không cần bước xuống, chỉ việc đưa tay qua cửa xe ngoắc một người bán hàng lại bên cạnh xe, mặc cả giá rồi chọn hàng. Còn in sâu trong trí nhớ tôi nữa là hình ảnh những đứa trẻ chắc cũng bằng cở tôi mà sao chúng buôn bán lanh lẹ thế. Những đứa trẻ lên mười, mười hai hay nhỏ hơn, thoăng thoắt đi lại trên bến phà , đầu để trần, có khi đi chân đất, luôn miệng mời khách " bánh ú không cô ; thơm ngọt đây dì ; mua dùm con chục ổi ( hay mận ) đi chú ; mua đâu cũng vậy mua dùm con lon đậu đi bác....". Lúc đó tôi đã nghĩ đi bán hàng ngoài đường cả ngày chắc là thích hơn bị ngồi khoanh tay trong lớp học đọc bài thuộc lòng hay bảng cửu chương.

         Những lần về quê luôn là những chuyến du lịch êm đềm nhất của thời tuổi nhỏ, chưa kể về tới " dưới " còn được bà con hàng xóm láng giềng tới ngắm nghía, trầm trồ khen từ cái áo, nước da trắng của đứa con nít thành thị làm mình vừa hổ thẹn vừa hãnh diện. Và những ngày ở quê là những ngày được chiều chuộng, dân quê mộc mạc nhưng thật lòng, chúng tôi luôn được hậu đãi bằng những con gà béo nhất trong chuồng, những cái trứng vịt mới nhặt sáng ngày hôm đó, những trái cây hái ở vườn sau nhà ngon ngọt nhất....

         Lần về việt nam sau nhiều năm đi xa, tôi không còn nhìn thấy cảnh hàng quà rong này ở các bến phà nữa, có lẽ nó cũng là một trong hàng trăm thay đổi của đất nước bây giờ, không biết là điều mừng hay buồn, nhưng tôi cảm thấy nuối tiếc vì đã không tìm lại được những hình ảnh của quê tôi mà tôi đã cố gìn giữ từ lúc tôi ra đi.

Partager cet article
Repost0
27 juillet 2007 5 27 /07 /juillet /2007 10:43
                                                              Buổi sáng xuống đường
                                               Saigon bỗng lạ
                                               chào nhau hững hờ .
                                               Xe qua như sông
                                               người đi như sóng
                                               tôi, (Lưu Nguyễn), buồn .

                                               Trưa về phố xưa
                                               cơn mưa cuối Hạ
                                               rơi thật tình cờ .
                                               Đường như nhánh sông
                                               sầu trôi theo sóng,
                                               hồn tôi ướt đầm .

                                               Qua phố nửa đêm
                                               một mình đếm bước
                                               từng con đường tình 
                                               đường lá me xanh
                                               đường hoa phượng đỏ
                                               có dấu chân quen .

                                               **
                                               *

                                               Mai về xứ người
                                               phố cao, đường rộng
                                               có con đường nào
                                               in tuổi thơ tôi ? 


                                                                       Phạm Chung
Partager cet article
Repost0
27 juillet 2007 5 27 /07 /juillet /2007 10:42
Hôm nay trời Sài Gòn lại mang một màu xám, cái màu của những trận mưa ào ào sắp tới, nhưng đó cũng là cái màu của bình yên và cả sự dịu lòng người. Sao bỗng thấy Sài Gòn đẹp, không đẹp ở những cái nắng hanh vàng trên đường phố, không đẹp ở những ngọn đèn lung linh về đêm... mà đẹp mộc mạc, phô với cái màu xam xám của bầu trời, của những dải mây nhẹ giăng, đan khắp vòm trời rộng, hay là cái không khí ẩm mùi mưa, và những giọt nước từ đâu lại bỗng dưng chợt đến, nhè nhẹ rồi ào ào, chẳng mấy chốc mà trắng xoá con đường... 

          Cơn mưa ở Sài Gòn không chỉ nhận ra được bằng thị giác, mà còn bằng cả thính giác, xúc giác và khứu giác nữa... Ngồi trong nhà, nghe vài tiếng lộp độp là ta biết mưa đã tới... Đi trên đường, ngửi thấy mùi nước ẩm nghĩa là mưa sắp tới... Tự dưng thấy lòng nhẹ lại, quên đi những tính toán của người, của đời... quên đi những dằn vặt, những nghi kị đố ghét lẫn nhau... chỉ đơn giản để cảm nhận một vẻ đẹp tinh khiết. 

          Mưa Sài Gòn đến bất ngờ như thế, bởi vậy ở bất kì nơi đâu người ta cũng có thể cảm nhận mưa. 

          Ngồi trong quán café, nhìn ra đường, thấy những chiếc xe honda được trùm trong những tấm nylon mà chạy vun vút... Hạn hẹp tầm nhìn lại, đến tấm kiếng kế bên mình, thấy những giọt nước chảy xuống, bệt vào kiếng, nửa muốn ở lại nửa muốn tiếp tục cuộc hành trình đến mặt đất của mình... 

          Đứng trên đường, chợt thấy mũi mình ươn ướt, biết là đã mưa... Thế là vội vào một mái hiên nhà ai đó để trú... 

          Ở trường học, tự dưng nhìn ra cửa sổ thấy một trời xám xịt, có nghĩa là mưa đã tới... 

          Nhưng mưa Sài Gòn mau đến, đôi lúc cũng lại vội đi. Có những khi mưa đi ngay vừa lúc người ta nhận ra mưa mới đến. Nắng kiêu kì đã vội lấy lại vị thế của mình, bắt đầu sưởi ấm những tán cây, dát vàng những con đường và mang đi cái màu xám dễ chịu kia để thay vào bằng một màu xanh trong rực rỡ... Và khi ấy, Sài Gòn lại tiếp tục nhịp sống bận rộn, hối hả của mình. Từng chiếc xe vội vã rời khỏi mái hiên trú mưa để lại tiếp tục phóng vun vút trên đường... Vài người tấp lại bên lề, cởi bỏ cái tấm nylon tù túng ấy rồi tiếp tục công việc của mình... Cũng tương tự như sau vài phút lặng yên, sau vài phút tự dành cho chính mình của mỗi người, người ta lại phải quay về với cuộc sống thực tại. Nhưng cũng có đôi lúc, mưa dai dẳng chẳng chịu rời xa, mưa cứ mưa mãi, suốt cả buổi chiều, đôi khi nhỏ dần, đôi khi tạnh bớt nhưng rồi lại tiếp tục ào ào như lúc đầu tiên... Khi ấy, người ta quen với sự hiện diện của mưa đến nỗi cuộc sống lại tiếp tục diễn ra như chẳng có gì... Ừ thì, đường trắng xoá, mưa vẫn rơi nặng hạt, đôi khi quất rát cả mặt, nhưng vẫn phải hoà vào mưa thôi... Bởi thế mưa cứ rơi, có khi rả rích cả buổi tối, và tạnh lúc nào không hay. Chỉ biết rằng, sáng hôm sau, nắng lại ló dạng trên vạn vật, nắng cũng dường như dịu hơn, hiền ngoan hơn... như là cũng vừa học được thêm vài điều từ mưa vậy.

                                           theo diễn đàn Gia định-Sài gòn- tpHCM




                                    Gạo châu, củi quế chợ buồn hiu 
                                    Ngõ hẹp đường trơn, quạnh xóm nghèo 
                                    Tháng Bảy mưa dầm ai cúng quải 
                                    Cô hồn húp cháo lá đa thiu!
                                              :::Vương Ðức Lệ::: Mưa Dầm Tháng Bảy

Partager cet article
Repost0
27 juillet 2007 5 27 /07 /juillet /2007 10:40
" Ở đâu có khói nơi đó có người Hoa " câu nói ví von này đã khẳng định sự hiện diện của người Hoa. Hầu như khắp nơi trên hành tinh khi nhắc đến Chợ Lớn là người ta nghĩ ngay đến một Chợ Lớn - phố Tàu (China Town) trong lòng Sài gòn.

           Chợ Lớn hiện nay là vùng dân cư thuộc địa bàn của quận 5 và một phần đất giáp ranh của các quận 6, 8, 11. Ban ngày Chợ Lớn ồn ào náo nhiệt người mua kẻ bán tấp nập. Không có một món hàng nào mà Chợ Lớn sẽ không có.

           Đại lộ Trần Hưng Đạo được xem là con đường huyết mạch và là xương sống của Chợ Lớn. Đây là con đường chính nối liền Sài Gòn với Chợ Lớn, nhưng thật sự Chợ Lớn về đêm được bắt đầu từ khu Đại Thế giới cũ nay là nhà văn hoá quận 5 kéo dài trên trục lộ ấy gần 2km đến tận cuối đường. Xa hơn nữa là khu Chợ Lớn mới nơi có nhà hàng Á Đông về đêm sáng choang ánh điện và chật ních thực khách.

           Cái "chất Chợ Lớn" đã bộc lộ một cách rõ nét khi thành phố lên đèn. 90% nhà phố trên đoạn đường Trần Hưng Đạo B đã mở hết cửa bán buôn, kinh doanh, dịch vụ. Người qua lại dập dìu đến chốn phồn hoa. Từ xa đã thấy hàng loạt bảng hiệu được thiết kế với ánh đèn điện tử màu, chớp sáng theo đủ mọi dáng, mọi kiểu.

           Từ những năm xa xa người dân miền Nam có câu : " Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây " hoặc dân Sài Gòn thường kháo nhau : " Ăn quận 5, nằm quận 3 "...Thật vậy không gì để nói lên cái đặc trưng của các món ăn do người Hoa nấu đầy chất bổ dưỡng béo ngậy.

           Chợ Lớn nơi tập trung hàng chục nhà hàng, khách sạn cỡ 3-4 sao mà hầu như dân Sài Gòn từ hạng trung lưu trở lên khi tổ chức đám cưới hay đại tiệc đều nhớ đến. Những Aquatria, Đồng Khánh, Bát Đạt, Ngọc Lan Đình, Soái Kình Lâm, Ái Huế, Thiên Hồng, Á Đông... khách nườm nượp ra vào khi màn đêm buông xuống.

           Thức ăn trong các nhà hàng phải đa dạng và tên gọi phải cầu kỳ. Tại các nhà hàng, hàng chục món ăn được thực khách gọi luôn một lúc, ăn chưa hết món trước đã vội kêu món sau. Trên sàn phòng ăn ngổn ngang những đống vỏ bia, coca lon nằm lăn lóc, nhiều khi rượu mạnh một bàn tiệc uống cả vài ba chai loại Napoléon đắt tiền nhất.

           Tuy nhiên, Chợ Lớn không phải chỉ dành cho những người lắm tiền nhiều của. Đi sâu vào khu dân cư của Xóm Củi, Cầu Tre hoặc những căn nhà lụp xụp ven sông trên bến Hàm Tử, Lê Quang Liêm sẽ thấy Chợ Lớn còn là một vùng đất của dân nghèo. Những người phu khuân vác có khi phải làm việc trọn đêm để dỡ hàng từ miền Tây về, từ Campuchia qua, từ miền Đông xuống. Bên vỉa hè, ngọn đèn dầu le lói một ít chai bia, vài lít rợu đế, nếp than... vài chục hột vịt lộn, vài ba con khô mực, khô cá đuối, cá khoai bày bán.

           Bạn đã sống những ngày niên thiếu ở Chợ Lớn, bạn đã từng nghe tiếng gõ cốc cốc trong đêm, nghe quen thuộc làm sao cái thứ tiếng rao gọi của xe hủ tíu, mì... dù là trong một hẻm sâu, ngoằn ngoèo chỉ đủ một người đi lọt hoặc tận trên lầu 5 lầu 7, sau tiếng gọi "cho một tô hủ tíu..." những người bán dạo ấy sẽ thoả mãn cho bạn ngay. Một tô hủ tíu, một tô hoành thánh mì bốc khói trong đêm, cả những đêm mưa gió, chắc sẽ làm bạn ấm lòng.

           Còn một đặc biệt nữa, đó là tiếng " nắp phén " của các " ông " tẩm quất nhà nghề ". " Rẹt rẹ t" không cần rao, chỉ cần nghe và bạn mỏi lưng hay ớn lạnh, hãy gọi họ vào nhà đấm bóp và giác hơi. Một Chợ Lớn về đêm hào nhoáng kỳ lạ khó quên.

                                                      ( trích Sài gòn by night - TBDL )

Partager cet article
Repost0
27 juillet 2007 5 27 /07 /juillet /2007 10:39
Đã từ lâu rồi, cái rét miền Bắc đã khiến người Hà Nội không còn lạ lẫm gì với tiếng rao " khoai nướng đây " hàng đêm, với những củ khoai lang nóng hổi thơm lừng vàng sánh như mật ong ấy. Thế nhưng đối với người Sài Gòn thì sao ? 

         Người Sài Gòn vẫn còn nhiều ngạc nhiên lắm, nhiều lạ lẫm lắm đối với món ăn dân dã ấy. Thế nên mới có cảnh hàng chục người và xe đang vây quanh một lò khoai lang nướng hừng hực lửa trên vỉa hè dưới một gốc cây, cạnh nhà chờ xe buýt. Giữa vòng người, xe vây quanh ấy, một chị phụ nữ đang hối hả vừa quạt lửa, vừa trở những củ khoai trên vỉ nướng, những củ khoai không kịp chín trong sự nóng lòng chờ đợi của khách hàng. Người ta thắc mắc rằng vì sao cái củ khoai lùi dân dã,chốn đồng quê của một thời xa lắc ấy bỗng dưng xuất hiện giữa chốn phồn hoa trong sự đón nhận nồng nhiệt của người dân thành phố. 

         Khách hàng đủ mọi giới, từ học sinh, sinh viên, người lao động bình thường đến những người sang trọng. Nhiều người còn mua về nhà để cả gia đình cùng quây quần thưởng thức sau một ngày lao động. Vì sao một món ăn dân dã chốn ruộng đồng vốn đã bị tẩy chay từ lâu lại bỗng dưng xuất hiện rầm rộ và được nhiều người dân Sài Gòn mê đến như vây ? Chị Hồng Loan, ngụ tại phường Bến Nghé, một khách hàng quen thuộc của điểm bán khoai trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, bộc bạch : " Lần đầu tiên ăn thử củ khoai nướng do đứa con mua về, tôi đã bị món ăn này cuốn hút, không những có hương thơm rất lạ mà cái vị lại ngọt ngọt, bùi bùi...". Còn một số người cho rằng họ đã quá ngán với những món ăn " cao lương mỹ vị ", những món hàng thực phẩm công nghệ nên khi có món lạ, dù bình dân nhưng họ vẫn thấy ngon và hấp dẫn... 

         Vậy là khoai nướng xuất hiện giữa mảnh đất Sài Gòn phồn hoa, giữa những nhà hàng, những đặc sản. Nhưng giá khoai lang nướng nơi đây cũng cao hơn miền bắc một chút. Thì cũng có sao, dẫu sao cũng rẻ hơn nhiều so với những món ăn khác. 

         Chỉ với một bao khoai và vài dụng cụ nướng gồm một cái vỉ lưới, một cái lò nhôm vuông, vài ký than và... cây quạt giấy... Mỗi ngày người ta có thể bán gần một trăm ký khoai, lãi trên 100.000 đồng. Một số người khác sau khi thấysự thành công của những người đi đầu, cũng đã thử làm theo và cũng thành công tốt đẹp. Những thu nhập mang lại rất nhiều tiện ích cho những người lao động nghèo khổ. 

         Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui trước mắt, bên cạnh những hy vọng đổi đời, người bán khoai luôn canh cánh trong lòng những nỗi phập phồng lo sợ: thứ nhất là cảnh sát giao thông (dù chưa ai bị lần nào ) vì buôn bán trên vỉa hè, thứ hai là trời mưa, thứ ba là không biết khách hàng sẽ còn ăn khoai được bao lâu nữa. Bởi khoai lang nướng cũng giống như bò bía, như bắp rang bơ, như bánh chuối... Rồi thời gian sẽ qua, người ta cũng sẽ không còn cảm thấy lạ lẫm nữa, thì sự hào hứng dành cho món ăn này cũng sẽ không còn nữa. Hơn thế nữa, sẽ ngày càng nhiều người dấn vào món ăn này, vào lĩnh vực này. Nếu như vậy liệu còn cảnh vòng trong vòng ngoài như những ngày trước nữa chăng. Hơn thế nữa, đây cũng không phải là món ăn thích hợp trong những ngày nóng bức. Nhưng dù sao đi nữa, ta vẫn mong họ tiếp tục thành công trong những ngày mùa đông sắp tới, để người Sài Gòn tiếp tục được biết đến món ăn thơm nức và giản dị này, để người Sài Gòn quen với tiếng " Khoai nướng ơ!!! " hàng đêm.

                                                          Theo Sưu tầm ( trích báo vnnavi.com )

Partager cet article
Repost0
27 juillet 2007 5 27 /07 /juillet /2007 10:38
 Sài gòn ! Một ngày vật lộn với cơm áo, với lo toan trong đời thường, với bực bội, mệt nhọc... nhưng khi hoàng hôn đến, đêm xuống... Sài gòn như lột xác... Một Sài gòn dễ thương dịu dàng... mê đắm... Những ánh điện muôn màu, những làn gió nhẹ từ bến Bạch Đằng làm dịu mát 1 ngày oi bức và người Sài gòn dường như quên tất cả để hưởng thụ...

         

Sài Gòn là một thành phố mất ngủ ! Dường như trong sự ồn ào tất tả của cái thành phố đầy sinh lực này, ban ngày người ta luôn chạy đuổi theo một cái gì không rõ tên. Ðể rồi khi đêm đến, thành phố như lắng lại trong cái se se lạnh, khiến người con gái phải khoác lên mình chiếc áo khoác mỏng, người con trai chạy xe chậm hơn. Có một Sài Gòn về đêm với những quán cà phê khá yên tĩnh dọc theo những trục đường lớn như Ðồng Khởi, Lê Quý Ðôn, Phạm Ngọc Thạch, Võ Văn Tần... với những đôi tình nhân thả bộ dọc theo đường Tôn Ðức Thắng, bến Bạch Ðằng; một Sài Gòn về đêm, xe máy đèo bạn chạy lòng vòng trên phố không mục đích, khuya mệt về nghỉ...

          Có nhiều người cho rằng " Sài Gòn khi về đêm mới thật là Sài Gòn ". Chẳng biết nhận định ấy có mức độ chính xác như thế nào, chỉ có điều, cứ mỗi tối có dịp đi trên đường phố Sài Gòn, hẳn mỗi người sẽ cảm nhận được phần nào mạch sống của Sài Gòn và người Sài Gòn theo cách riêng của mình.

          Đêm Sài Gòn lung linh nhiều màu sắc, sống động và chân thực. Từ mỗi con đường góc phố, quán cafe đến những ngôi chợ nhỏ sinh hoạt thâu đêm suốt sáng, những mảnh đời lặng lẽ trong đêm, dù được sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn hay người tứ phương chọn Sài Gòn là mảnh đất dừng chân, tất cả đều góp phần tạo nên một Sài Gòn về đêm chẳng mấy khi chịu lặng dừng nhịp sống. Có người lại bảo Sài Gòn không có giấc ngủ khuya. Điều này có lẽ đúng ! Và dường như chỉ có thể cảm nhận một cách chính xác nếu một đêm nào đó có dịp thao thức cùng Sài Gòn, hòa mình vào hơi thở của một thành phố đô thị phát triển vào bậc nhất của cả nước....

          Có thể đêm ở Sài Gòn không sôi động như đêm ở Tokyo, Nhật Bản hay Bangkok, Thái Lan. Nhưng đêm Sài Gòn có nét rất riêng, đầy thú vị, đủ sức mời gọi lữ khách bước chân đi ngắm cảnh, ngắm người...

                                                                ( trích thoáng sài gòn )

Partager cet article
Repost0
27 juillet 2007 5 27 /07 /juillet /2007 10:37
Người việt nam vì là dân tộc nhược tiểu, nên tâm hồn ăn uống là chính, chỉ chủ lo phần vật chất cho đời sống, đặng no cái bụng đã, lại rất xởi lởi nên " gì cũng cười " . ông Phạm quỳnh có câu " An nam ta, gì cũng cười " người ta khen cũng cười, chê cũng cười...sao cũng được mờ.

            Còn về sau nầy có tiến bộ hơn, thì rất chính xác hơn người nước ngoài, họ thường nói rằng : Việc gì mà nhìn thấy rồi, nghe nói rồi, mà chừng nào rờ thấy đụng ... thì họ mới tin.

            Riêng về Internet thì họ chỉ nhìn thấy chứ chưa nghe , chưa rờ được. Ở kỹ nguyên tri thức nầy thì họ cho là đồ xa xĩ, mất thời gian vô ích,... mà thực tế là như vậy.

            Họ thông minh hơn người nước ngoài, nên chỉ thích nghe để tùy cơ ứng xử, chứ không thích nói, hễ câu nào nghe hay thì họ vỗ vỗ cái tay, có người vỗ theo họ càng hứng chí vỗ hăng, còn câu nào nghe dỡ thì họ chê.

            Không phải vì người việt nam ít nói, ở ngoài chợ họ nói nhiều lắm, nhưng là nói ra tiền ... còn nói điều chi mà không có ra tiền, thì họ không nói ... ấy là họ cẩn thận vậy...

Partager cet article
Repost0
27 juillet 2007 5 27 /07 /juillet /2007 10:36

Mười đặc điểm của người Việt Nam ( theo đánh giá của một viện nghiên cứu xã hội mỹ )
          1. Cần cù lao động song dễ thoả mãn nên tâm lý hưởng thụ còn nặng.

          2. Thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động.

          3. Khéo léo, song không duy trì đến cùng ( ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm ).

          4. Vừa thực tế, vừa mơ mộng, song lại không có ý thức nâng lên thành lý luận.

          5. Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học "
đến đầu đến đuôi" nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản. Ngoài ra, học tập không phải là mục tiêu tự thân của mỗi người Việt Nam ( nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí, đam mê ).

          6. Xởi lởi, chiều khách, song không bền.

          7. Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ ( sĩ diện, khoe khoang, thích hơn đời ).

          8. Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn ( cứ nhìn vào trang blog " bạn xưa trường củ thì thấy rỏ ). Còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này rất ít xuất hiện.

          9. Yêu hoà bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu chiến, hiếu thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt, đánh mất đại cục.

          10. Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh ( cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì bất đồng ý kiến với nhau rồi tạo ra xích mích ).

Theo điều tra khảo sát thực tế của người Việt :

          1. Ai cũng có việc làm nhưng không ai làm việc.

          2. Ai cũng không làm việc nhưng ai cũng có lương.

          3. Ai cũng có lương nhưng không ai đủ sống.

          4. Ai cũng không đủ sống nhưng ai cũng sống.

          5. Ai cũng sống nhưng không ai hài lòng.

          6. Ai cũng không hài lòng nhưng ai cũng giơ tay "đồng ý" !

          Và : Giàu thì đi xe hơi uống bia ôm - Còn Nghèo đi xe ôm uống bia hơi

                                       Đời nó thế, toàn nghịch lí cả

 

                                                                               ( trích Viet love )

 
Partager cet article
Repost0
27 juillet 2007 5 27 /07 /juillet /2007 10:35
 

Biết rằng Hùng ròm nhà ta đang nghỉ hè ở nhà, tôi đâu nở để bạn " nhàn cư vi bất thiện ", tôi bèn viết thư nhắc hắn viết bài cho trang blog, hôm nay thì hắn trả lời tôi với một lá thư kể lể dài như đoàn tàu xe lữa thế này

         " Chào bà tổng,

         Một tuần nay nghỉ hè, nhưng ở lại Montreal, qua nhà một người bạn làm giúp cái sàn nhà bếp. Làm miệt mài từ sáng đến mười, mười một giờ tối, hai ngày mới xong. Cho quên đi hình ảnh của ly cà phê " cái nồi ngồi trên cái cốc ", trong tiếng nhạc nhẹ nhàng, ngoài vỉa hè, những chiếc lá me rơi trong giọt nắng lung linh và xa xa nơi cuối phố, cây phượng đang trổ hoa rực rỡ một góc đường, với bạn bè vài ba đứa ngồi ôn lại chuyện xưa củ của ba mươi năm về trước.

         Cho quên đi buổi chiều nơi cầu Golden Gate Bridge, sương phủ mây mù, nhình qua thành phố Okla City trắng toát, leo dọc Lombarde nhìn kính chiếu hậu trong xe chỉ thấy trời xanh mây trắng ( vì con dốc có độ nghiêng 30 độ ), đổ dọc xuống phố tàu San Francisco, nhìn những cô bé Chinese co ro trong áo ấm, vì thành phố này ở trên cao và ngay cửa biển nên mùa hè nơi đây khá lạnh
         Cho quên đi tháp Eiffel và thành phố Paris với những con đường ngoằn ngoèo, chật hẹp, lần đầu tiên bước chân tới đây, nhưng cảm thấy thân thuộc vì cứ ngỡ như mình đang đứng trên con đường Tú Xương, Trương Công Định, với những căn vila và tường rào với dây leo

         Cho quên đi những buổi bình minh mặt trời mọc rực rỡ trên biễn vàng, hay những buổi chiều tà mặt trời lặng đỏ ói nơi chân trời của biển Florida. Nơi đây hai nhóc Duy Diễm vui chơi thỏa thích với những con sóng lăng tăng, trong làn nước ấm. Thành phố gần giống như Nha trang với những căn nhà có cây me cây phượng, cây trúc, cây na, nhưng tiếc thay biển nơi đây không có những con dã tràng xe cát, không có những hàng quà rong của Đà nẵng, Phan thiết...

         Buồn tình quá, làm việc dùm tên bạn xong, ba ngày nay ra cửa hàng mua một cái antenne 36 và đầu máy, về mày mò lấp ráp, bắt được đài VTV4, nghe tiếng líu lo dịu dàng của cô bé xướng ngôn viên bắc kỳ, thấy hình ảnh phố phường quen thuộc mà cứ ngỡ như mình đang đứng dưới tàn phượng vĩ nơi hồ Hoàn kiếm, với chùa một cột và cầu Thê húc
         Cũng đở tủi cho kiếp nghèo, mùa hè ở lại Montreal nghe tiếng ve sầu, nhưng không có " những chiếc xe chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu " như trong bài Phượng hồng với giọng hát Vũ Khanh

         Tuần tới ở nhà, thấy mình thất nghiệp, bà vợ " hiền " giao cho một sứ mệnh : sơn lại phòng khách và gắn màn cửa, vì từ ngày dọn về nhà mới đến bây giờ đã hơn một năm, nhưng cái phòng khách vẫn vậy, y chang như ngày người chủ củ dọn đi. Thiệt là khổ, cái salon cũng đang sạch sẽ khang trang, để nguyên như vậy có chết thằng tây nào đâu ?

         Vậy là tiêu phéng mất hai tuần lễ nghỉ hè, tuần cuối cùng còn lại thì chỉ nghĩ tới cũng đủ dã người vì " bả " cũng nghỉ hè, tưởng tượng tới cảnh 7/7, 24h/24 trong bốn bức tường với hiền thê, thì chẳng thà chui vô hãng cắm cổ ngồi may tám tiếng không ngẩn đầu nhình mây xanh bay qua cửa sổ. Bởi vậy Hùng ròm nhà ta bèn nhảy vô mạng, tìm tòi web site travelocity.com, mướn một chiếc minivan với bảy ngày khách sạn và camping nơi đất mỹ. Sáng sớm ngày 21/7 rời Montreal, lái 12 tiếng với một tên bạn làm tài xế phụ, đi xuống phía nam, tới bãi biển Virginia chơi sóng với hai đứa con trong làn nước khá ấm, hay ngồi nhìn hàng không mẫu hạm mỹ từ ngoài khơi quay về cảng dưới ánh nắng chiều tà. Chợt nghĩ, biết đâu bạn Dũng Tiến đã từng lơn tơn bước trên chính chiếc hàng không mẫu hạm này vào những ngày cuối tháng tháng tư năm 75

         Đó bà tổng thấy không, mang tiếng là nghỉ hè, muốn viết nhiều bài cho trang blog để một mùa hè nào đó về thăm lại sài gòn, có lẽ cũng có được vài ly bia của Quang Trung - Sáu già, hay vài ly nước mía của Bích Diêu - Thùy Dương, kể như là nhuận bút cho một cây bút không chuyên, nhưng " lực bất tòng tâm ", hu, hu, hu !!!

Partager cet article
Repost0